Số tiền chuyển nhượng của thương vụ này không được tiết lộ. TheÔnglớnnănglượngMỹthoáihếtvốntạiNhiệtđiệnMôngDươagribanko thông báo của AES phát đi hôm 30/11, việc thoái vốn tại Nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh) là bước đi nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát thải thấp mà "ông lớn" này theo đuổi.
Thương vụ chuyển nhượng này sẽ hoàn thành vào 2025, sau khi được Bộ Công Thương, Chính phủ chấp thuận.
Juan Ignacio Rubiolo, Phó chủ tịch điều hành AES, cho hay tập đoàn đánh giá cao mối quan hệ kinh doanh bền chặt với Việt Nam, nơi họ là đối tác chiến lược cung cấp nguồn điện đáng tin cậy đồng thời hỗ trợ các mục tiêu chuyển đổi năng lượng dài hạn của Việt Nam.
Trong khi đó, Se.ven Global Investments - một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phát triển, vận hành nhà máy điện, khai thác mỏ của Cộng hòa Czech, cho biết việc mua lại cổ phần tại Mông Dương 2 là một phần trong kế hoạch gia nhập thị trường châu Á.
Nhiệt điện Mông Dương 2 có công suất 1.242 MW, với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD là dự án BOT điện than đầu tiên tại Việt Nam. Dự án này vận hành từ 2015, với 3 cổ đông chính, gồm AES (51% cổ phần), Posco Energy (Hàn Quốc) và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) giữ lần lượt 30% và 19%.
Hợp đồng mua bán điện (PPA) ký với EVN có hiệu lực trong 25 năm. Nhà máy này sẽ được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam sau 25 năm vận hành.
Rút khỏi điện than, nhưng AES cho biết họ tiếp tục đầu tư vào điện khí tại Việt Nam, với hai dự án đang hợp tác cùng công ty con của PVN, gồm dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ 1,3 tỷ USD và nhà máy điện khí Sơn Mỹ, công suất 2.250 MW tại Bình Thuận. Các dự án này đã được tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 7 năm nay.