"Tôi là fan của HLV Park,óngđáViệtchỉquanhquẩnaolàng nếucứđáphòngngựqq288 nhưng không đồng tình với những chỉ trích của người hâm mộ với HLV Troussier thời gian qua sau những kết quả giao hữu không tốt của đội tuyển Việt Nam. Phải nói là vấn đề của bóng đá Việt nằm ở nền tảng chứ không phải do mỗi HLV. Thêm nữa, những cầu thủ tốt nhất của chúng ta đã đạt cực hạn dưới thời HLV Park nên rất khó vượt qua giới hạn. Thế nên, nếu không chấp nhận rủi ro và thay máu đội tuyển, thay đổi lối chơi thì chúng ta sẽ mãi mãi sống "ao làng" mà thôi.
Cá nhân tôi tin rằng bóng đá Việt rất cần một HLV mới như ông Troussier để thay đổi tư duy chơi bóng. Đồng thời, VFF cũng cần một cuộc cách mạng toàn bộ hệ thống đào tạo trẻ và V-League để mở ra những cơ hội phát triển mới cho bóng đá nước nhà. Ngay cả khi chúng ta gặp thất bại khi thay đổi thì cũng không vấn đề quá nghiêm trọng vì chẳng có thành công nào đến một cách dễ dàng cả. Dù sao, bóng đá Việt Nam cũng không có gì để mất nữa. Nhưng nếu chúng ta sợ thua, không chịu thay đổi thì sẽ không bao giờ thành công.
Nhiều người nghĩ đến kịch bản thua cả Malaysia, Indonesia với triết lý bóng đá của HLV người Pháp, nhưng ngay cả khi chuyện đó xảy ra thì người hâm mộ cũng nên nhìn lại vấn đề do đâu? Thời buổi nào rồi mà còn nghĩ một HLV có thể nâng tầm cả một nền bóng đá từ khu vực "ao làng" thành tầm cỡ châu lục hoặc thế giới?
Chuyện một bộ phận người hâm mộ thích hài lòng với thành tích đã đạt được hoặc thích giữ thể diện với các đối thủ trong khu vực không đại diện cho toàn bộ người hâm mộ Việt Nam. Muốn vươn lên, nâng tầm bóng đá nước nhà, chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề, sống với cái sĩ diện ảo thì bao giờ mới thoát ra khỏi vùng an toàn? Tôi không bênh HLV Troussier hay phủ nhận những thành tích mà ông Park đã đạt được. Tôi chỉ muốn người hâm mộ Việt hãy đồng lòng đổi mới tư duy, chấp nhận thất bại để từng bước thành công, thay vì mãi mãi cứ hai năm lại đổi HLV một lần".
Đó là quan điểm của độc giả Hung Lexung quanh cuộc tranh luận của người hâm mộ về những trận thua liên tiếp của đội tuyển Việt Nam trong loạt trận giao hữu thời gian gần đây. Đã có nhiều nghi ngờ về năng lực của HLV Troussie, thậm chí không ít người bày tỏ sự thất vọng với lối chơi áp đặt mà vị chiến lược gia người Pháp đang áp dụng cho các học trò.
>> Tuyển Việt Nam dễ bị bắt bài vì bỏ lối đá phòng ngự
Trong khi đó, bày tỏ niềm tin và sự lạc quan về những thay đổi tích cực của bóng đá Việt Nam thời gian tới, bạn đọc Quansscbidvnhấn mạnh: "Tôi ủng hộ thay đổi. Không chỉ có tư duy chiến thuật, lối chơi hiện đại, mà theo đó cũng đòi hỏi phải có sức trẻ và kỹ thuật cao. Lứa cầu thủ làm nên thành công dưới thời HLV Park dù chưa già nhưng đã qua đỉnh cao phong độ rồi, lại thêm tư duy lối chơi cũ đã ăn mòn, nên dù họ có trình độ nhất thời hiện tại cao hơn lớp trẻ nhưng khả năng tiếp thu tư duy, lối đá mới, cũng như khả năng đi xa lại thua lớp trẻ. Đó là lý do ông Trouser mất nhiều thời gian để lựa chọn đội hình mới.
Thay đổi là tất yếu, là phải chấp nhận mất mát, phải mất thời gian. Thay đổi tư duy còn khó khăn hơn nữa. Thành công sẽ phải tính bằng năm, chứ không thể tính bằng tháng, bằng ngày. Trận đấu với Hàn Quốc đã cho thấy những điểm sáng mà thời HLV Park chúng ta chưa có được. Với dàn cầu thủ trẻ, dù ít kinh nghiệm, kỹ thuật còn yếu, chiến thuật vừa đá vừa nhớ bài, nhưng họ đã dám cầm bóng, rê bóng, ban bật, tấn công, đặc biệt có nhiều cơ hội ghi bàn trông thấy trước một đội mạnh hơn rất nhiều. Đó là cơ sở để người hâm mộ đặt niềm tin.
Lộ trình thay đổi còn dài, nhưng tôi thực sự mong muốn bóng đá Việt Nam thay đổi. Những trận thua trong thời gian vừa qua và có thể là sắp tới không có ý nghĩa gì so với mục tiêu lớn sau này. Quan trọng là lối đá, tư duy mới đang dần hình thành trong các cầu thủ trẻ. Bóng đá Việt Nam nếu cứ mạnh dạn thay đổi như thế này thì ngày chúng ta bước sang kỷ nguyên mới sẽ đến sớm thôi. Hãy quên các phản ứng tiêu cực của một bộ phận CĐV chỉ biết đến chiến thắng đi và tập trung cho các kế hoạch dài hạn".
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.