Hình ảnh được binh sĩ Nga công bố hôm 9/11 cho thấy máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet được cải tiến bằng hệ thống LIDAR,first name là gì có khả năng đo khoảng cách chính xác đến mục tiêu để kích hoạt đầu đạn từ xa.
Video đăng cùng ngày cho thấy một chiếc Lancet sử dụng đầu nổ xuyên tự định hình (EFP) kích hoạt từ khoảng cách vài mét để vô hiệu hóa lưới thép bảo vệ xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Ukraine. Cải tiến này của Lancet khiến biện pháp bảo vệ xe tăng, thiết giáp bằng lưới thép hay giáp lồng của Ukraine trở nên kém hiệu quả.
Cựu tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 3/11 công bố chiến dịch gọi vốn cộng đồng, đặt mục tiêu quyên góp 4,2 triệu USD để chế tạo tổ hợp gây nhiễu có thể đối phó chiến thuật sử dụng Lancet. "Hệ thống có thể vô hiệu hóa những chiếc Orlan từ khoảng cách 20 km, ngăn chúng đánh dấu mục tiêu cho Lancet", ông cho hay.
Khi các biện pháp ngăn chặn từ xa thất bại, binh sĩ Ukraine đã nghĩ ra cách gắn lưới thép để bảo vệ khí tài khỏi đòn đánh của Lancet. Đây từng được coi là biện pháp thô sơ nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Militarnyi, cổng thông tin quân sự lớn nhất tại Ukraine, cho biết các mẫu UAV tự sát đời cũ của Nga từng nhiều lần bị vướng vào lưới thép khi tập kích xe tăng, thiết giáp Ukraine và không thể kích hoạt đầu nổ chạm để phá hủy mục tiêu.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của mẫu Lancet dùng cảm biến LIDAR và đầu nổ EFP dường như cũng đã vô hiệu hóa phương án này.
"Nga đã phát triển được loại vũ khí chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến cụ thể. Lancet có hiệu quả cao và liên tục được cải tiến, đó là lý do quân đội Ukraine phải công khai thừa nhận nó là khí tài rất nguy hiểm", Samuel Bendett, chuyên gia về robot và UAV, nêu quan điểm.
Vũ Anh (Theo Kyiv Independent)